Đặc điểm và cách phân biệt các loại sóng trong thùng carton, Bao bì giấy 2T đã phân tích rõ trong bài: Sóng thùng carton – Phân loại sóng giấy trong sản xuất thùng carton. Vì vậy, trong bài viết này, Bao bì giấy 2T chỉ tập trung đi làm rõ những đặc điểm của 2 loại sóng: B và C
+ Sóng B: Độ cao sóng giấy 2 – 2.5 mm – sóng B chịu được lực xuyên thủng cao. Mật độ bước sóng là 47 bước sóng trên 30cm. Ưu điểm của lớp sóng B là khả năng chịu lại lực xuyên thủng từ bên ngoài tốt nhất, bởi vậy trong quá trình vận chuyển thùng sẽ không bị rách ngay cả khi va chạm với vật sắc nhọn, bảo vệ an toàn hàng hóa.
+ Sóng C: Độ cao từ 3 – 3.6mm – sóng C chịu lực phân tán bề mặt tốt nhưng không bằng sóng A. Đây là loại sóng khá đặc biệt bởi độ cao của nó ở tầm giữa sóng A và sóng B nên nó thừa hưởng tính chất của hai lớp sóng này và khắc phục được những khuyết điểm của 2 loại sóng A và B. Mật độ sóng là 39 bước sóng trên 30cm. Sóng C có khả năng chống lại ngoại lực bên ngoài và lực phân tán trên bề mặt ở mức trung bình.
+ Sóng BC: là sự kết hợp sóng đôi B + C để tạo nên tấm carton sóng BC trong đó sóng B ở phía bên ngoài của hộp và sóng C ở phía bên trong. Các sắp xếp các lớp giấy của thùng carton rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ chịu lực của thùng carton..Cấu trúc của sản phẩm từ ngoài vào trong phải là lớp giấy mặt ngoài -> lớp sóng B ->lớp giấy giữa -> lớp giấy sóng C và cuối là lớp giấy mặt đáy.
+ Độ chịu lực của thùng carton sóng BC:
Có thể nói, Độ chịu lực của thùng carton sóng BC là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của loại giấy sóng này so với sóng BA và BE. Dựa trên tiêu chuẩn thùng carton nhà sản xuất cũng có thể thay đổi loại sóng theo yêu cầu khách hàng.